Tha hương

2014-05-18 / NghiDuong / Tha hương / Tiếng Việt / sở di dân thành phố Cơ Long

                   
Tha hương.
Tia nắng chiều ấm áp hòa quyện cùng làn gió biển mặn mà chan hòa bãi biển Ngoại Mộc Sơn -Cơ Long. Tuyết Lan ngồi bệt lên bãi cát, cô cảm thấy tinh thần sảng khoái lạ. Cô nhìn theo Tiểu Bảo, con trai bé bỏng của cô đang cùng cha nó rượt bắt chiếc bong bóng hình chú vịt vàng bên bãi cát xa xa. Cô mĩm cười, gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Hạnh phúc ấy tuy bé nhỏ, đơn sơ nhưng cô đã phải trải qua bao nhiêu gian khó, nhọc nhằn mới sỡ hữu được, Cô miên man suy nghĩ, nghĩ về dĩ vãng, dòng ký ức lại ùa về như cuốn phim quay chậm...
   Ngày ấy Tuyết Lan mới vừa hai mươi hai tuổi, sau khi tốt nghiệp cao trung, rồi được huấn luyện qua một lớp ngắn hạn, cô trở thành giáo viên tiểu học cho một trường làng ở quê hương cô, miền nam Việt Nam, một vùng quê hiền hòa, và có vẻ hoang vắng, đìu hiu. Đồng lương ít ỏi, không nuôi nỗi bản thân huống chi là giúp đỡ cha mẹ già, lại còn phải nuôi hai đứa em ở tuổi ăn học. Thế rồi cô xin phép cha mẹ cho cô sang đài Loan hợp tác lao động, với ước mơ và hy vọng đổi đời...
  Ngày đặt chân đến đất Đài, một hòn đảo xinh đẹp có tên gọi là Formosa đúng với ý nghĩa của nó. Cô ngỡ ngàng trước cảnh vật xa lạ. Không để cho cô có thời gian mà mơ màng, ngắm nghía. Người của công ty môi giới lao động hối thúc bọn cô lên xe rồi đưa thẳng đến nhà các chủ thuê của họ, Tuyết Lan thì được chở đến Cơ Long, một thành phố biển thơ mộng.
  Ông chủ của cô là ông Lâm. Không giống như cô tưởng tượng là một ông lão hiền hòa, ngược lại là một người đàn ông còn rất trẻ, độ chừng ba mươi ngoài tuổi. Nét mặt ông ta lầm lỳ, cau có, khó chịu.
Nhà chỉ có một mình, ông  ta không còn cha mẹ, chỉ có một người chị đã lấy chồng và sống ở Đài Bắc, lâu lâu mới ghé vế thăm ông ta một lát rồi lại đi.
 Ông Lâm ngồi xe lăn, chân ông ta bị thương sau một tai nạn giao thông cách nay không lâu.
  Tuyết Lan phải phục vụ ông chủ hai mươi bốn trên hai mươi bốn giờ đồng hồ, không có ngày nghỉ
phép, ngay cả ban đêm cũng phải thức dậy dìu ông chủ đi vệ sinh, hoặc rót cốc nước ...
  Sáng sớm, khoảng sáu giờ ba mươi là cô phải thức dậy làm món ăn sáng theo thực đơ của ông chủ. Có hôm ông nói thích ăn săn quýt, có khi lại chọn bánh trứng chiên, mấy món Đài Loan lạ lẫm mà Tuyết Lan chưa từng được ăn khi còn ở Việt Nam. Thế là cô phải bỏ ra mấy hôm liền, giả vờ khi thì mua ly trà sữa, khi thì ly sữa đậu nành mà đến quán ăn sáng để quan sát, học lóm cách chế
biến. 
  Ăn sáng xong cô dọn dẹp nhà cửa, rồi chuẩn bị đưa ông chủ đến bệnh viện trị liệu. Nhà gần bệnh viện, nên cô trực tiếp đẩy xe lăn mà không cần phải đón taxi.
  Thời gian trị liệu mỗi ngày khoảng một giờ đồng hồ, gồm nhiều loại như điện liệu, chiếu đèn hồng ngoại tuyến v.v...
  Trong khi chờ đợi trị liệu, Tuyết Lan tranh thủ lấy quyển sổ tay nhỏ ra ghi chép và ôn lại những từ ngữ mới tiếng Trung và tiếng Đài mà cô vừa học hỏi được, vì ngôn ngữ bất đồng thì sẽ gây rất nhiều trở ngại trong giao tiếp hằng ngày. Nhiều lúc cô đã phải giỡ khóc giỡ cười khi va vào trường hợp "ông nói gà, bà nói vịt".
 Trên đường từ bệnh viện về. Cô tranh thủ ghé qua chợ nhỏ mua ít rau cải, thức ăn. Thời gian đầu, hầu như hôm nào Tuyết Lan cũng bị ông chủ chê thức ăn quá mặn hoặc quá chua vì cô đã quen nấu theo khẩu vị Việt Nam. Dần dần, cô cũng khắc phục được nhược điểm này, ông chủ không còn càu nhàu trong bữa ăn và ăn được nhiều hơn, khiến cô cũng cảm thấy vui vui.
 Sau bữa ăn, ông Lâm nghỉ trưa, thì cô lại bận bịu với việc nhà, lau chùi, giặt giũ.
 Mỗi tối , cô được ông chủ cho phép đi học bổ túc miễn phí ở trường tiểu học của nhà nước. Cô rất vui mừng vì điều này.
Ông Lâm tuy khó tính, nhưng rất tốt bụng. Ông là người sống thầm lặng, ít trò chuyện cùng mọị người, nên Tuyết Lan cũng không dám nói chuyện nhiều với ông chủ. Cô hiểu, vì bệnh tật mà tâm trạng ông không được vui, cô thông cảm với ông và tự nhủ sẽ giúp ông chủ vượt qua mặc cảm. tự ti của người bệnh, giúp ông sống lạc quan, vui vẻ hơn.
 Cô triển khai kế hoạch bằng cách nhân lúc dìu ông chủ tập đi, cô thủ thỉ trò chuyện cùng ông, khi thì kể chuyện cười cho ông nghe, thỉnh thoảng lại xếp giấy hình con cò, con cua tặng ông, tìm mọi cách để làm ông vui. Từ những cử chỉ chăm sóc, quan tâm tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy lại có hiệu quả đến không ngờ. Tính khí ông Lâm ngày càng thay đổi rõ rệt, ông không còn cảm thấy cô độc, tự ti như lúc xưa. Có cô bên cạnh, ông cảm thấy yên tâm và vui vẻ, yêu đời hơn.
Phần cô cũng thấy như có sợi dây vô hình ràng buột họ lại với nhau, không thể xa nhau. Thế là tình yêu của họ đến với nhau tự nhiên, nhẹ nhàng như thế, và tình yêu ấy cứ lớn dần theo ngày tháng.
 Hết hạn ba năm hợp đồng lao động, cũng là lúc ông Lâm cũng đã hồi phục hẳn. Ông đã đi lại được bình thường. Rồi việc gì đến cũng đến, họ kết hôn với nhau. Một năm sau thì Tiểu Bảo ra đời. Họ sống bên nhau thật hạnh phúc.
  Hằng ngày ông Lâm đi làm bảo vệ ở một công ty điện tử, còn Tuyết Lan thì mang hàng về làm gia công để kiếm thêm thu nhập.
 Thời gian thấm thoát trôi qua. Tiểu Bảo đã đến tuổi  đi học. Tuyết Lan thì cũng tốt nghiệp cấp hai, chuẩn bị vào cấp ba. Để cải thiện đời sống, Tuyết Lan tìm đủ các việc làm, bon chen với xã hội vì miếng cơm, manh áo. Cuối cùng, cô cũng tìm được việc làm mới, ổn định hơn, thu nhập khá hơn, nhưng hay bị mọi người xem thường, dè bỉu, đó là làm nhân viên vệ sinh. Ngày ngày quét rác, rửa cầu tiêu hôi hám. Công việc đã mệt nhọc, lại bị các đồng nghiệp soi mói, hiếp đáp đủ điều. Thể xác đau nhức bao nhiêu thì tinh thần cũng phiền muộn bấy nhiêu. Nhiều lúc cô cảm thấy xót xa, tủi phận, nhưng vẫn âm thầm chịu đựng, nước mắt chảy ngược vào trong. 
Nghĩ mà thương cha ,nhớ mẹ. Nhớ ngày nào,tuy nghèo nhưng luôn được cha mẹ bảo bọc. nâng niu như trứng mỏng, thế mà bây giờ bị thiên hạ chà đạp, nặng nhẹ... Có lúc, cô tưởng chừng như mình sắp ngã quỵ, nhưng cô tự nhủ rằng mình phải cố lên, không được yếu đuối, không được đầu hàng trước bất kỳ khó khăn, chướng ngại nào. Thử hỏi với thân phận hàn vi, tha hương cầu thực như cô thì mấy ai tránh khỏi sự khắc nghiệt ấy. Nếu không đủ bản lĩnh mà bỏ cuộc giữa chừng như mấy người bạn của cô, thì tương lai sẽ là một màn đêm u tối, không lối thoát. cô hiểu rõ mình phải làm gì trong hoàn cảnh này.                          
Vào thời kỳ kinh tế khó khăn như thế này, nhiều người bị thất nghiệp, vả lại với trình độ tiếng Trung chỉ mới hết cấp hai như cô thì có được việc làm ổn định không phải dễ dàng, nên cô đành phải cắn răng chịu đựng. Cô thầm nghĩ, mình phải cố gắng kiếm một ít vốn để còn giúp đỡ được phần nào cho người thân ở Việt Nam, và cũng là để dành tiền cho con cái sau này vào đại học, đừng để con cô phải chịu cực khổ như cô bây giờ. Ý nghĩ đó là động lực thúc đẩy, giúp cô đứng vững hơn, cô như thấy tinh thần phấn chấn, lạc quan hơn...
Vào những ngày nghỉ làm, cô thường tham gia các hoạt động xã hội, cô không những tham gia vào hàng ngũ tình nguyện viên, cùng giúp đỡ, trau đổi học tập với các chị em tân di dân, cô còn ghi danh học các lớp bồi dưỡng kiến thức xã hội và dạy nghề dành cho tân di dân như học về pháp luật, phiên dịch, học nấu ăn gia chánh, uốn tóc.v.v... Sau khi nhận được bằng cấp, chứng chỉ, cô được tuyển làm thông dịch cho các đơn vị, cơ quan nhà nước như sở y tế, bộ nội chính sở di dân, cục cảnh sát và tòa án xét xử các tội phạm lao động nước ngoài. 
Mỗi năm, cô còn tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền văn hóa đa nguyên nói chung, và văn hóa Việt Nam nói riêng đến các khu vực và trường học của thành phố Cơ Long. 
Năm vừa qua cô lại được huấn luyện rồi trúng tuyển cuộc thi và được cấp chứng chỉ dạy tiếng Việt cho các trường tiểu học do bộ nội chính sở di dân tổ chức, nhằm mục đích đào tạo khả năng đa ngôn ngữ cho các con em, những người con mang hai dòng máu Việt Đài và cũng để giúp chúng am hiểu sâu hơn về văn hóa quê mẹ, nền văn hóa Việt Nam với hơn bốn nghìn năm lịch sử.
 Để làm tốt công tác xã hội, Tuyết Lan đã không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức. Ông xã
cô cũng rất nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ tinh thần cầu tiến, vượt khó của cô. Hơn ai hết, Tuyết Lan hiểu sự nỗ lực của cô không chỉ đơn giản là vì muốn học hỏi, mà điều quan trọng hơn là để không bị đào thải ở xã hội đang ngày càng phát triển, và sự nỗ lực ấy cũng là để chứng minh cho một số người còn có thái độ xem thường, khinh thị và sự kỳ thị chủng tộc đối với các di dân đến từ các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng rằng : chúng tôi không phải là ký sinh trùng, sống gửi, dựa dẫm vào người khác, mà chúng tôi cũng là những con người có lòng tự trọng, có ý chí kiên cường, biết khắc phục khó khăn để không bị lệ thuộc vào người khác, và biết đứng lên bằng đôi chân của chính mình.

 Với sức mạnh của ý chí và niềm tin vào tương lai, mơ ước về ngày mai với một tiền đồ tươi sáng  khiến Tuyết Lan như thấy mình mạnh mẽ hơn, vững chãi hơn để đương đầu với cuộc sống đa dạng, muôn sắc, muôn màu đang đón chờ cô ở phía trước...
 Hoàng hôn đang dần buông xuống. Ngoài khơi xa nhấp nháy vài ánh đèn của những chiếc thuyền câu. Tuyết Lan đứng thẳng người lên, hai tay dang rộng như muốn ôm trọn biển cả vào lòng. Cô hít một hơi thật mạnh, hương gió biển thật là dễ chịu...
 Ông Lâm dắt Tiểu Bảo khe khẽ đến bên cô, ông quàng chiếc khăn choàng vào cổ vợ rồi âu yếm
bảo : 
  -Em lại mơ màng gì thế? Mình về thôi em, gió lạnh thế này, không khéo lại bị cảm cho mà xem... 
Rồi ông nắm lấy tay vợ, gia đình họ ba người, tay trong tay, tung tăng bên bãi biển buổi hoàng hôn, trông thật là hạnh phúc.  
Nghi Duong.