Trò chơi của mẹ

【Giải Bình phẩm】

2015-3-3 / Phạm Hùng Hiệp  / Trò chơi của mẹ  / Tiếng Việt / Không


"Mẹ sung sướng, chơi trò đếm ngược
Mỗi khi con gọi, báo ngày về
Mười lăm năm, thoáng giấc ngủ mê
Đã ba lần, mẹ chơi đếm ngược

Còn 7 ngày 6h 35 phút nữa, mẹ sẽ lại được gặp con, vợ con và cu Tít


7 ngày 6h 34 phút …
7 ngày 6h 33 phút

7ngày 6h 32 phút
…………………………………………………15 năm 3 tháng.

15 năm 3 tháng trước.
« Con phải đi, con không đi mẹ cắn lưỡi tự tử chết ngay tại đây. Đây là cơ hội lớn, có phải ai cũng được nhà nước cho tiền đi học đâu. Con phải đi ».
Con thương mẹ ở nhà một mình, nhất quyết không đi. Mẹ phải nói cứng, vờ khóc, ép con. Rồi mẹ khóc thật. Lúc tiễn con ra sân bay. Nước mắt của tự hào. Bao nhiêu năm, con luôn học giỏi nhất.

Vèo một cái. Hai năm sau. Con về. Mẹ được chơi đếm ngược 1 tháng.
1 tháng, thời gian như ngừng trôi. Con thay đổi nhiều, cứng cáp, khoẻ mạnh, đã biết tự thổi cơm, đã biết mặc quần áo đẹp, đã biết nịnh. Mẹ lại khóc, vẫn là nước mắt tự hào.

7 năm trôi qua.
Lần ấy, mẹ chỉ chơi đếm ngược được 5 ngày. Cũng chẳng khác 1 tháng là bao. Con đã thực sự trưởng thành, dẫn theo vợ về ra mắt. Mẹ lại khóc. Vẫn là nước mắt tự hào. Dù không được tự tay sắp trầu cau đi xin hỏi vợ cho con.

4 năm sau.
Mẹ chơi đếm ngược đến ngày thứ 6 thì đột ngột con về. Bảo là sắp xếp kịp nên về sớm cho mẹ vui. Mẹ vui lắm, lần đầu được gặp cháu nội. Nước mắt tự hào của mẹ lại rơi, dù cu Tít không biết nói tiếng Việt, dạy mãi không phát âm đúng được tiếng « Bà ơi ».

15 năm con đi.
Mẹ chỉ khóc thêm 3 lần ấy. Mẹ còn nhiều việc phải làm, phải lo. Mẹ ngồi đan. Hồi trước, mẹ đan để kiếm tiền nuôi con. Giờ không phải lo chuyện miếng cơm. Mẹ vẫn đan. Có người bảo mẹ đan sự cô đơn. Mẹ không đồng ý với người ta.

Ngày mùng 8 tháng 3, con quên gọi điện về chúc mừng mẹ. Nhà không hoa. Mẹ không buồn. Ảnh con, ảnh vợ con, ảnh cu Tít. Treo khắp nhà. Mỗi bức ảnh là một bông hoa. Hoa của mẹ có hồn. Đẹp hơn những hoa vô hồn của người khác.

Con gửi tiền về xây nhà. Rộng hơn. To hơn.
Trống vắng.
Nhưng mẹ không thấy cô đơn.
Mẹ còn nhiều việc phải làm, phải lo.

Có người khuyên mẹ đi bước nữa.
Có người thương, nguyện đón mẹ về.
Mẹ không đồng ý.

Con muốn đón mẹ sang.
Vợ con cũng mong mẹ sang.
Mẹ không đồng ý.

Mẹ còn nhiều việc phải làm, phải lo....
Mẹ còn phải chờ một người....

Ơ kìa, sao tự dưng nước mắt lại rơi, Lạ thế. Mẹ muốn để dành nó đến ngày con về cơ mà...
Ừ, Mẹ sắp được gặp con rồi
...
còn 7 ngày 6h 1 phút.
còn 7 ngày 6h 0 phút....
còn 7 ngày 6h 59 phút...
còn....ngày....phút...."


〈母親的遊戲〉評審評語

朱天心:我在看的時候,他是這批稿子裡頭唯一有嘗試用不同方式來描述的,當有很多移工想年年參加文學奬的時候,可以參考一下還可以這樣說故事。

曾文珍:敘事方法特別,雖然幾個時間點有點模糊跟不太上,在整體的情感上我是有感受到並且深刻的。

李美賢:這篇我也覺得還不錯。

蘇碩斌:它其實像詩,剛才聽到前面幾位老師講的突然覺得好像不錯,那我補一票。

周月英:我也覺得這像是一種詩化的散文,還蠻不錯的。

青少年評審感言

呂曉倩:敘述手法很特別。

曾郁晴:它篇幅雖然不長,但以倒數的手法寫出等待孩子寂寞的心聲,我覺得有被感動到。母親想要開心的流淚,卻敵不過寂寞地流下淚,很心酸。而且它很特別,不像其他文章一樣完整、有頭有尾,看似輕鬆玩倒數遊戲,讓你體驗時間雖然一秒一秒地走,但感覺非常漫長。

黃惠美:這篇就只是講他跟母親的關係,少了一些跟台灣的牽連。

林采霓:我想這篇大家可能會比較有感觸吧,很多人離鄉背井,像我回去泰國前,就開始計算,剩幾天我就可以回去泰國了。可是當我在泰國,我看到外婆也在計算,我再幾天就要離開,回去台灣了。所以我是支持它的。


曾郁晴:我覺得他雖然寫的是兒子跟母親的故事,可是作者也是寫自己何時可以回去探望家人的感覺,一種等待時間的心情。